Chế tạo các dải thông minh có khả năng tự gấp thành hình máy bay, thuyền

05/Thg7/2010 10:56:43

 

Đây là một tiến bộ vượt bậc so với nghiên cứu về vật chất có khả năng lập trình trước đó vốn chỉ giới hạn ở vật liệu hoạt động kích cỡ nano để tạo ra các dàn giáo và các bánh răng.

 

Các dải thủy tinh sợi này dày một nửa milimét và được chế tạo thành các miếng gạch lát tam giác rộng nửa inch (1,4 cm). Chúng cũng có thể được chế tạo ở cỡ lớn hơn.

 

Với mục đích là nhằm chế tạo các vật thể lớn, quá trình gập này bao gồm một số bảng mạch cỡ nano. Các nhà khoa học vi tính của MIT đã nhúng các dải nhớ hình dạng, được chế tạo từ hợp kim nicken-titan, dày 100 micron, bằng bề dày của sợi tóc người. Các dải này cũng được trang bị bằng mạng lưới plastic đồng cán mỏng có thể kéo duỗi, hoạt động như các dây.

 

Dòng điện chạy qua mắt lưới đồng được dẫn vào các dải hợp kim, làm thay đổi hình dạng ở các mức nhiệt độ khác nhau. Khi các dải hợp kim đạt tới 178 độ F, chúng uốn cong, làm uốn cong cả dải cùng với chúng. Những dải này có thể gập lại thành nhiều hình dạng khác nhau chỉ trong vài phút và các lớp vách nam châm sẽ giúp chúng giữ nguyên hình dạng.

 

Cuối cùng, 32 dải gạch lát đã gập lại thành hình các con thuyền và máy bay. Nhóm nghiên cứu cho biết, bí quyết là đề ra các thuật toán cho quá trình gấp. Nó phần nào giống như cách gấp giấy. Để thực hiện quá trình gấp, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một loại miếng dính mỏng có chứa bảng mạch để  kích thích các dải hợp kim hoạt động. Mặc dù thiết kế hiện tại sử dụng máy tính, các thiết kế trong tương lai sẽ cho phép có thể thay đổi nhiều miếng dính mà không cần lập trình bằng máy. Nếu cần một con thuyền, bạn chỉ cần sử dụng một miếng dính, đối với một chiếc nĩa, thì sử dụng một miếng dính khác. Mục tiêu của nhóm là tạo ra các dải có thể gập lại thành nhiều vật thể.

 

theo www.vista.gov.vn