Một loại rô-bốt mới lấy cảm hứng từ amip

13/Thg5/2010 10:48:19

Kịch bản này hiện chỉ xảy ra trong khoa học viễn tưởng, nhưng nó sẽ xảy ra trong đời sống thực không lâu nữa. Thông thường, con người coi rô-bốt như là các vật thể kim loại kêu ro ro, nhưng một số nhà khoa học lại cho rằng không nhất thiết phải vậy. Thay vì cố chế tạo một con rô-bốt trông giống con người, côn trùng hoặc một thùng phuy, một số chuyên gia về rô-bốt quyết định nghiên cứu vi trùng amip để lấy cảm hứng.

Bộ Quốc Phòng Mỹ đã coi đây là một ý tưởng nghiêm túc và đã cấp một khoản trợ cấp 3,3 triệu USD thông qua Cục Dự án Nghiên cứu Tiên Tiến Quốc Phòng (DARPA) cho công ty iRobot, một công ty nổi tiếng về loại rô-bốt hút bụi. Chris Jones, nhà quản lý dự án nghiên cứu tại iRobot, cho biết, tiêu chuẩn của DARPA về rô-bốt là nó phải đi lọt qua một khoảng mở có đường kính chỉ bằng nửa đường kính của nó.

Kết quả là một loại rô-bốt Chembot dạng giọt nước, có khả năng di chuyển bằng cách thay đổi hình dạng một phía. Để đạt được thành quả này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng khái niệm “mắc kẹt”. Đây là hiện tượng mà một số vật liệu trở nên đặc biệt cứng khi bị nén, nhưng khi có khoảng không thì lại chảy ra như chất lỏng.

Chembot là một cấu trúc hơi giống hình cầu được tạo từ các tấm tam giác nhẹ, mỗi một tấm được đổ đầy các hạt. Hệ thống điều khiển, sử dụng các máy ép cực nhỏ để bơm khí vào và ra khỏi các tấm bảng, nằm ở chính giữa. Các tấm bảng tam giác vẫn cứng cho tới khi có một lượng khí nhỏ được bơm vào bên trong chúng. Việc này khiến cho các hạt chuyển động xung quanh làm cho tấm bảng biến dạng. Tăng áp lực bên trong một tập hợp các tấm bảng trong khi lại giữ cho áp lực này không đổi ở các tập hợp khác sẽ khiến cho con rô-bốt phình ra một phía và vì vậy di chuyển theo hướng đối ngược. Tuy vậy, sự biến dạng này không chỉ cho phép di chuyển mà nó còn khiến cho con rô-bốt có thể đi vào bất cứ một khoảng trống nào miễn là không nhỏ hơn đường kính khi nó bị nén hoàn toàn.

(Theo The Economist, 8/05/2010)